Cẩm nang tin tức sức khoẻ cho nam giới

Tổng hợp những tin tức liên quan về các bệnh nam giới hay mắc phải và cách điều trị hợp lý.

Để có được một cơ thể khoẻ mạnh

Cơ thể khỏe mạnh cân đối là món quà tuyệt vời và có thể giúp bạn trở thành một người hạnh phúc và khỏe mạnh hơn

Điều trị các bệnh nam khoa

Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ chuyên điều trị bệnh nam giới, phụ khoa, phá thai, bệnh xã hội, bệnh trĩ

Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cam-nang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Chữa bệnh trĩ nội hiệu quả và khó tái phát


Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả và khó tái phát

So với phương pháp uống thuốc, chích xơ búi trĩ, thắt vòng cao su, đốt điện, quang đông hồng ngoại, phương pháp PPH được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá là cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả và khó tái phát. Vậy, PPH sở hữu cơ chế thế nào mà được “tín nhiệm” đến thế?

Trĩ nội là bệnh như thế nào?

Dựa vào vị trí thương tổn, bác sĩ cho biết, khi các đám rối tĩnh mạch niêm mạc hậu môn phía trên đường lược có tình tràng sưng phồng quá mức thì được xếp vào trường hợp bệnh trĩ nội.
Ở giai đoạn 1, bệnh ít có biểu hiện nào rõ rệt, phần lớn là tình trạng đại tiện ra máu nhưng không nhiều, hậu môn nóng rát sau khi đại tiện xong.
Ở giai đoạn 2, búi trĩ tăng sinh kích thước tạo cảm giác dày cộm, thò ra hậu môn và tự co vào khi đại tiện xong, tần suất và lượng máu chảy khi đi cầu cũng nhiều hơn.
Ở giai đoạn 3, búi trĩ lòi ra lúc đại tiện, phải nhờ đến sự trợ giúp của tay, búi trĩ mới co vào trong hậu môn, dịch tiết gây kích ứng ngứa ngáy dữ dội.
Ở giai đoạn 4, trĩ nội có dấu hiệu lở loét, máu chảy nhiều, búi trĩ sa hẳn ra ngoài, dùng tay cũng không nhét vào được.
Trĩ nội giai đoạn đầu có thể phát hiện sớm qua thăm khám nội soi hậu môn, những trường hợp phát hiện muộn, người bệnh gặp phải các nguy cơ:
-         Rối loạn sinh hoạt, ảnh hưởng công việc do máu chảy mất kiểm soát.
-         Cơ thể mệt mỏi, choáng ngất do mất nhiều máu.
-         Gây lở loét, nhiễm trùng hậu môn.
-         Hình thành các bệnh rò hậu môn, apxe hậu môn,…
-         Biến chứng thành bệnh ung thư hậu môn, trực tràng.
Đừng để những dấu hiệu lúc bệnh nặng lên tiếng mới đi khám chữa, khi có nghi ngờ, người bệnh phải thăm khám ngay, chẳng những giúp việc hỗ trợ điều trị giảm phần phức tạp mà còn đem lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Các cách chữa bệnh trĩ nội đem lại hiệu quả, khó tái phát
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ nội trước hết là hướng đến khắc phục sự gia tăng thương tổn trên diện rộng và sau và bảo vệ, cải thiện chức năng hậu môn trực tràng. Muốn thế, hỗ trợ chữa trĩ nội cần đúng cách và phù hợp mức độ.

Phương pháp nội khoa

Những trường hợp may mắn phát hiện bệnh sớm, các triệu chứng của bệnh chưa nhiều phức tạp, có thể áp dụng cách uống thuốc để tiêu viêm, giảm đau, cầm máu, hạn chế sự phát triển kích thước búi trĩ bên trong hậu môn.
Uống đúng liều lượng kê toa của bác sĩ, không ngưng thuốc đột ngột, kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, rèn luyện sức khỏe hợp lý để đảm bảo tiến độ hồi phục bệnh.

Phương pháp ngoại khoa

 Hình thức phẫu thuật ngoại khoa hiện nay khá đa dạng: chích xơ, đốt điện, áp lạnh, thắt vòng cao su, cắt từng búi trĩ,… Tuy nhiên, những cách này không chỉ mất nhiều thời gian để lành thương tổn mà còn gây đau đớn và dễ sót trĩ, khả năng tái phát cao.
Các bác sĩ cho biết, hiện nay, phương pháp PPH được xem là cách chữa bệnh trĩ nội nhanh khỏi nhờ vào thiết bị máy kẹp ôn hợp – sản phẩm của nghiên cứu y học hiện đại – có khả năng kiểm soát được tình trạng bệnh ở giai đoạn 3, 4 một cách an toàn.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp PPH

Bước 1: Mở lỗ hậu môn bằng dụng cụ nong nâng cách hậu môn trực tràng khoảng 3 – 4 cm.
Bước 2: Dùng máy kẹp cố định phần niêm mạc bị sưng phồng.
Bước 3: Cắt bỏ phần đã cố định, đồng thời khâu nối tạo hình hậu môn phía ngoài.
Kỹ thuật PPH không chỉ tạo vết xâm lấn nhỏ, ít gây chảy máu, không gây đau đớn, độ hồi phục bệnh nhanh mà còn có khả năng kiểm soát tốt số lượng búi trĩ cần cắt, hạn chế sót trĩ, bảo tồn lớp đệm và cơ vòng ở hậu môn.
Toàn bộ quá trình cắt trĩ bằng máy PPH diễn  ra từ 30 – 40 phút, người bệnh không cần nằm viện theo dõi, tiết kiệm được khoảng phí nằm viện theo dõi.

XEM THÊM

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

Mẹo kiểm tra sức khỏe tại nhà đơn giản

Mẹo kiểm tra sức khỏe đơn giản

Bạn quá bận rộn và không có thời gian để đi khám định kì nhưng lại luôn lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân? Sau đây là những mẹo kiểm tra sức khoẻ đơn giản tại bất cứ đâu và thời gian nào để giúp bạn nhận biết các bộ phận trên cơ thể mình đang ở trạng thái tốt hay xấu và biện pháp chữa trị kịp thời.

1. Độ dẻo dai

Cách thực hiện: Đứng thẳng, vắt chéo một chân rồi ngồi xổm xuống. Tiếp đó, hướng người về phía trước rồi lấy đà để đứng dậy mà tác động vào bất kì thứ gì ở xung quanh.

Nhận xét: Nếu thực hiện được động tác này mà không quá khó khăn hoặc không cần tác động của phần thân trên thì có nghĩa là khung xương của bạn đang ở trạng thái chắc khỏe.

2.  Kiểm tra thị lực

Cách thực hiện: Dùng bất cứ vật gì che đi một bên mắt và nhìn vào khung cửa nào đó trong khoảng 30~40 giây. Bỏ vật che ra và thực hiện động tác tương tự với bên mắt còn lại.

Nhận xét: Nếu bạn vẫn thấy các đường ở khung cửa song song với nhau như ban đầu thì chứng tỏ mắt bạn vẫn trong trạng thái tốt. Ngược lại, nếu thấy chúng bị biến dạng thì thị lực của bạn chắc chắn đang gặp vấn đề.

3. Kiểm tra tuần hoàn máu

Cách thực hiện: Nằm ngửa và co hai chân để tạo thành một góc 45° với giường. Sau đó, vặn mình sang một bên để hai chân ép chặt xuống giường. Giữ như vậy trong khoảng 1 phút rồi hạ chân xuống và giữ chân vuông góc 90°.

Nhận xét: Nếu sức khỏe ổn định, chân bạn chỉ mất khoảng 10-20 giây để trở lại trạng thái bình thường. Nếu hai chân trở nên xanh nhợt nhạt và phải mất vài phút máu mới có thể lưu thông bình thường trở lại thì bạn có thể đang bị tắc nghẽn mạch máu, đồng thời cũng có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

4. Kiểm tra hơi thở

Cách thực hiện: Lấy một chiếc thìa hoặc dụng cụ vệ sinh cá nhân nạo qua toàn bộ bề mặt lưỡi. Chú ý nên cạo gần sát họng để kết quả được chuẩn xác nhất. Cho dụng cụ đã dính chất nhờn của lưỡi vào một túi ni lông kín và để khoảng 50~60 giây dưới ánh đèn.
Nhận xét: Nếu dụng cụ vẫn sạch, không có vết bẩn hay mùi gây khó chịu thì chứng tỏ trạng thái sức khỏe của bạn vẫn ổn. Nếu dụng cụ có những mảng bám dày, màu và mùi hơi nặng thì đó là dấu hiệu cho biết bạn đang có vấn đề về hô hấp. Trường hợp dụng có mùi ngọt, thơm nhẹ thì đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Cuối cùng, nếu trên thìa có mảng bám màu vàng thì bạn đang có vấn đề về tiêu hóa.
XEM THÊM